Tin tức
Bộ tứ linh trong ngành cây cảnh SANH – SI – ĐA – ĐỀ
Mục lục
Bộ tứ linh trong ngành cây cảnh SANH – SI – ĐA – ĐỀ
1. CÂY SANH
Cây Sanh tên khoa học là Ficus benjamina L. thuộc họ Dâu Tằm, phổ biến ở khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,… Là cây có lá nhỏ, nhọn và xoăn hơn lá cây Si. Nhờ đặc điểm lá nhỏ nên dễ tạo hình bonsai hơn cây Si. Cây Sanh chính là một trong bộ tứ linh có thân gỗ phát triển nhanh, cành lá xum xuê mang ý nghĩa phong thuỷ về tài lộc, may mắn cho gia đình.
Nhưng đặc biệt khi trồng cây Sanh trước nhà thì nên trồng từ 2 – 3 cây vừa điều hòa không khí vừa tăng nguồn dương khí cho ngôi nhà. Cây Sanh yêu cầu nên cắt tỉa và chăm sóc thường xuyên vì đặc tính sinh trưởng nhanh nên sẽ gây um tùm che khuất tầm nhìn. Nếu tán lá rộng sẽ ảnh hưởng đến dương khí và gây tác động xấu đến phong thủy cho ngôi nhà của bạn.
2. CÂY SI
Cây Si tên khoa học là Ficus benjamina L. có lá nhỏ hơn cây Đa, mặt lá láng không xoăn như lá cây Sanh, rễ phát triển mạnh nổi lên mặt đất nên được dùng nhiều trong nghệ thuật bonsai. Về mặt phong thủy có ý nghĩa mang lại vận khí tốt nhưng phải biết đặt đúng vị trí, đừng đặt ở chính giữa hay hướng Tây, Tây Nam vì sẽ ảnh hưởng đến phong thủy cho căn nhà.
Cây Si có tán lá rộng, xòe to nếu trồng trước nhà sẽ ảnh hưởng đến ánh sáng mặt trời sẽ ảnh hưởng âm thịnh – dương suy không tốt cho phong thuỷ. Cây Si được xếp vào bộ Tứ Linh và được xem là cây mang lại may mắn, cát tường, sinh khí cho ngôi nhà, tốt cho việc làm ăn kinh doanh. Tuy hạn chế trồng trước nhà nhưng cây Si được trồng nhiều trên đường phố, trong công viên, đình, chùa,…vì cây mang lại bóng mát, không gian thoải mái, không khí trong lành cho con người.
3. CÂY ĐA
Cây Đa tên khoa học là Ficus bengalensis thân có khả năng phát triển nhanh và to lớn thành cây cổ thụ. Lá màu xanh, dạng hình bầu dục dài, dưới lá có gân, lá nở ra từ búp. Quả nhỏ, hình tròn hơi nhọn ở phần đầu. Quả thường mọc thành từng chùm, có màu huyết dụ. Dân gian có câu “Quỷ cây đa, ma cây gạo” hay “Cây đa có thần” chính vì thế nên cây Đa thường được trồng ở làng, đình, đền, chùa, miếu.
Là loại cây lớn, thân rễ phát triển nhanh, cành lá um tùm nên không thích hợp trồng trước sân nhà. Thêm nữa, cây Đa chính lại thuộc ngũ quỷ: Liễu, Hòe, Si, Đa, Gạo sẽ ảnh hưởng đến sinh khí của căn nhà. Cây dễ sống, dễ uốn tỉa nên thường được các nghệ nhân bonsai yêu thích tạo thành nhiều dáng thế khác nhau. Cây Đa là một trong bộ tứ linh tượng trưng cho cảnh làng quê Việt Nam, tượng trưng cho sức sống dẻo dai, bền bỉ của con người, mang nhiều ý nghĩa trong văn học Việt Nam.
4. CÂY BỒ ĐỀ
Cây Bồ Đề tên khoa học là Ficus religiosa có nguồn gốc ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc,… Là loại cây mang ý nghĩa về mặt tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo rất lớn như Ấn Độ giáo , Kị – Na giáo và Phật giáo. Cây Bồ Đề có thân cao, lá hình quả tim chóp kéo dài và nhọn thuôn đều khá đẹp, lại dễ trồng, dễ uốn tỉa thành nhiều dáng thế trong bonsai.
Là loài cây thuộc bộ tứ linh nên mang ý nghĩa về mặt phong thuỷ biểu tượng cho sự thức tỉnh, sự giác ngộ, sự may mắn, an lành, tẩy uế những thứ bẩn thỉu. Là loài cây cổ thụ thường được trồng ở chùa, đình, miếu nhưng hạn chế trồng trước sân nhà để tránh ảnh hưởng sinh khí chỉ nên trồng chậu trang trí trong hoặc trước nhà theo dạng bonsai. Ngoài ra, còn có công dụng làm thuốc, nhựa cây chế biến thành cao su cứng, thân cây làm đồ thủ công mỹ nghệ, lá cây làm sản phẩm trang trí và phong thuỷ rất đẹp.
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI HOA KIỂNG ĐỒNG THÁP