Tin tức
Các loại cây dược liệu có công dụng tốt
Mục lục
cây dược liệu là những loại cây có khả năng chữa bệnh, hỗ trợ điều trị một căn bệnh nào đó hoặc dùng để bồi bổ cơ thể. Chúng còn được gọi là thảo dược và được sử dụng nhiều trong Đông y hay Y học cổ truyền.
Một vài loại cây dược liệu mang lại công dụng tốt khi sử dụng:
Cây Bạc Hà – Mentha Arvensis L.
– Tên khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày)
– Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
– Bộ phận làm thuốc: Bộ phận trên mặt đất
– Công dụng: Tinh dầu và menthol dùng trong trường hợp đau dây thần kinh, có tác dụng sát khuẩn mạnh. Dùng trong những bệnh ngoài da, tai mũi họng, ngứa. Đối với trẻ em, tinh dầu và menthol bôi mũi hay cổ họng có thể gây ngừng thở và tim ngừng đập. Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn in vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio cholerae. Các chất menthol và menthon ức chế sự vận động của đường tiêu hóa, làm giãn mao mạch.
Trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, nghẹt mũi, ho, viêm họng sưng đau, đau bụng đi ngoài. Tinh dầu và menthol có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau như khớp xương, thái dương khi nhức đầu. Nước hãm lá dùng điều trị bệnh thấp khớp và chứng ăn không tiêu. Tinh dầu đã loại menthol được dùng làm nước thơm súc miệng, kem đánh răng.
-Dạng thân: Thảo
Cây Bố Chính Sâm – Abelmoschus Moschatus Medik. Ssp. Tuberosus (Span) Borss.
– Tên khác: Nhân sâm Phú yên, Thổ hào sâm
– Họ: Bông (Malvaceae)
– Bộ phận làm thuốc: Rễ
– Công dụng: chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, ho, viêm họng, viêm phế quản, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước, kinh nguyệt không đều, khí hư, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, chữa ghẻ ngứa,mụn nhọt sưng lở. Cây cho hoa đẹp dùng để làm cảnh.
– Dạng thân: Bụi nhỏ
Cây Đinh Lăng – Polyscias Fruticosa (L.) Harms
– Tên khác: Cây gỏi cá, nam dương sâm
– Họ: Nhân sâm (Araliaceae)
– Bộ phận làm thuốc: Rễ, thân, cành, lá.
– Công dụng: Làm thuốc bổ làm tăng cân (thân và lá cũng có tác dụng này). Làm tăng hiệu quả điều trị của cloroquin trong bệnh sốt rét thực nghiệm trên động vật. Tăng co bóp tử cung và tăng tiết niệu. Tác dụng an thần và ít độc. Nước sắc đinh lăng có tác dụng đối kháng với trùng roi, trị lỵ amip cấp. Rễ làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, chữa ho ra máu, ho, đau tử cung, kiết lỵ, thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương. Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng.
– Dạng thân: Bụi
Cây Gừng – Zingiber Officinale Rosc.
– Họ: Gừng (Zingiberaceae)
– Bộ phận làm thuốc: Thân rễ (củ)
– Công dụng: Bột rễ trị bệnh mắt hột tốt, làm giác mạc trở nên trong, giảm sự thẩm thấu dưới niêm mạc, tăng hoạt tính sống của mô mắt. Trị đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn, rối loạn tiêu hóa.
– Dạng thân: Bụi
Xem thêm:
https://hoakiengdongthap.com/top-10-loai-cay-vua-lam-canh-vua-lam-thao-duoc/