Tin tức
Cây sống đời có tác dụng gì?
Mục lục
Đối với nhiều người, cây sống đời là lựa chọn hàng đầu để trồng ở nhà. Bởi lẽ, cây này dễ sống, dễ trồng nhưng lại có ý nghĩa hết sức tốt đẹp. Nếu bạn chưa biết ý nghĩa và tác dụng trong phong thủy của cây sống đời hãy cùng Hoa kiểng Đồng Tháp tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đôi nét về cây sống đời
Nguồn gốc, đặc điểm của cây
Sống đời là loài cây thuộc thân thảo và phân nhánh. Cây trưởng thành có thể đạt độ cao 1m. Thân cây nhẵn có màu tím hoặc xanh, nở hoa vào mùa xuân nên thường xuất hiện trên bàn thờ vào ngày tết. Hoa sống đời mọc thành từng cụm đỏ, vàng, cam, trắng hoặc hồng.
Sống đời phát triển mạnh ở những nơi có ánh sáng. Ở Việt Nam, sống đời còn có tên gọi khác như cây lá bỏng, trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử,…
Phân loại
Ở nước ta có đa dạng các loại cây sống đời có hình dạng và màu sắc khác nhau. Dưới đây là một số loại phổ biến nhất:
- Sống đời ta còn có tên gọi khác là cây bỏng ta, cây có lá xanh và mọng nước. Hoa có hình lồng đèn phổ biến với hai màu đỏ và hồng.
- Sống đời Đà Lạt có xuất xứ từ Đà Lạt, hoa nhỏ dạng bông nhuyễn có màu đỏ thẫm, hồng, vàng, cam. Cây nở rộ vào dịp Tết đến nên được người dân dùng làm cây trang trí.
- Sống đời lá dài có phiến lá dài, viền răng cưa, cong và rủ xuống. Hoa mọc thẳng đứng, có màu hồng, hoa hầu như chỉ nở vào tháng giêng.
- Sống đời ngũ sắc có hình dạng khác biệt nhất, cây có 5 màu khác nhau, bông nhuyễn và chỉ nở đúng dịp Tết cổ truyền, nên rất được ưa chuộng.
Ý nghĩa phong thủy của cây sống đời
Tuy về ngoài nhỏ nhắn nhưng sống đời mang một sức mạnh bền bỉ đúng như tên gọi. Đặc biệt, khi lá sống đời rụng xuống đất thì nó sẽ mọc rễ và trở thành một cây con. Điều nay minh chứng cho sự trường thọ, vĩnh hằng theo thời gian.
Vậy cho nên, ngày tết gia đình thường đặt cây sống đời như lời cầu mong cho gia đình sức khỏe và hạnh phúc. Bên cạnh đó là ý nghĩa cho sự sinh sôi nảy nở, tinh thần đoàn kết của các thành viên.
Đối với gia đình, việc chậu cây sống đời trong nhà tượng trưng cho sức khỏe và hạnh phúc. Nhưng đối với bạn bè thì nó có ý nghĩa nào không? Câu trả lời là có. Đối với bạn bè nó tượng trưng cho tình thân.
Nếu đặt sống đời lên bàn học, bàn làm việc, thì nó có ý nghĩa tượng trưng cho ý chí vươn lên, cổ vũ cho bạn cố gắng, và không từ bỏ. Đặc biệt với những sĩ tử, thì ngoài lời cổ vũ, thì việc đặt chậu cây còn mang mong muốn “công thành danh toại”.
Cây sống đời có tác dụng gì?
Tác dụng cây sống đời trong việc chữa bệnh:
- Chữa bỏng: Cách dùng khá đơn giản, bệnh nhân chỉ cần hái lá cây rửa sạch, sau đó đắp lên vùng da bỏng. Lá sống đời có hiệu quả cao trong việc làm lành da bị bỏng, tuy nhiên chỉ đối với trường hợp bỏng nhẹ ngoài da, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để điều trị nếu vết bỏng nặng gây ảnh hưởng đến nội tạng.
- Viêm xoang mũi: Sống đời còn có công dụng điều trị viêm xoang mũi rất hiệu quả, chỉ cần hái lá cây, rửa sạch rồi giã nát. Sau khi đun thành nước cốt, người bệnh dùng bông sạch chấm vào nước và nhét vào lỗ mũi, mỗi ngày đều đặn 4 đến 5 lần.
- Đau lưng, xương khớp: Khi bị đau lưng, đau xương khớp, người bệnh có thể lấy lá sống đời hơ qua lửa rồi đắp lên vùng khớp bị đau. Có thể quấn chặt giữ lá trên vùng bị đau nếu phải hoạt động, di chuyển nhiều.
- Trị chảy máu cam: Khi bị chảy máu cam, người bệnh rửa sạch lá sống đời rồi giã lấy nước. Sau đó dùng bông sạch chấm vào dung dịch lá rồi nhét vào lỗ mũi làm liền vết thương.
- Trị viêm họng: Người bị viêm họng chỉ cần rửa sạch lá sau đó nhai sống rồi nuốt lấy nước. Sử dụng nhiều lần trong ngày sẽ giúp điều trị viêm họng hiệu quả.
- Chữa trĩ nội: Người bệnh nhai lá sống đời để lại bã, cho vào khăn để đắp vào hậu môn. Mỗi ngày đắp 3 buổi, mỗi buổi dùng từ 3 đến 4 lá. Nên lau sạch hậu môn bằng nước muối ấm trước khi đắp.
- Chữa nhức đầu: Khi bị nhức đầu chỉ cần đun lá sống đời bằng lửa nóng rồi đắp lên vùng trán bị nhức.
- Hỗ trợ tuyến sữa: Trong thời kỳ cho con bú, người mẹ có thể dùng lá cây sống đời để tăng lượng sữa, chỉ cần nấu canh để ăn hằng ngày. Sử dụng thường xuyên sẽ nhận thấy lượng sữa tăng rõ rệt.
- Trị mất ngủ: Mất ngủ là căn bệnh phổ biến ở độ tuổi trung niên, gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Người mất ngủ vào buổi tối nên dùng 3 đến 4 lá sống đời ăn sống hoặc ép lấy nước uống.
- Đại tiện ra máu: Dùng 10g sống đời, 10g cỏ mực, 10g ngải cứu và 10g trắc bá sau đó đem sao vàng. Hỗn hợp trên khi đem đi sắc nước uống trong vòng một tháng sẽ đem lại hiệu quả tốt.
- Làm lạnh sẹo: Dùng lá bỏng giã nhuyễn đắp lên vùng da khi đang bắt đầu lành lại, sử dụng thường xuyên để không để lại sẹo.
- Viêm đại tràng: Một buổi ăn sống 6-7 lá sống đời, chia đều 3 buổi 1 ngày, ăn cả bã để phát huy hiệu quả điều trị viêm đại tràng
- Chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ em: Rửa sạch lá sống đời và ngâm vào nước muối, để ráo nước rồi ép lấy khoảng 60ml nước cho trẻ uống, một ngày 2 lần.
Nhìn chung, tác dụng của cây sống đời rất hiệu quả trong việc chữa bệnh, có thể đắp lên da hoặc ép lấy nước uống, nên có thể kết luận cây sống đời hoàn toàn không có độc, an toàn và lành tính.