Tin tức
Công dụng các loại cây dược liệu
Mục lục
cây dược liệu có tác dụng vô cùng tốt để làm thuốc phòng và chữa trị bệnh. Theo thời gian, những kinh nghiệm này được lưu truyền, chọn lọc và nghiên cứu tìm kiếm những bằng chứng khoa học đáng tin cậy, rõ ràng hơn.
Ưu điểm khi chữa bệnh bằng các loại thảo dược đó chính là chi phí rẻ, ít tác dụng phụ. Sau đây là các loại cây thảo dược tốt đối với sức khỏe con người, bao gồm các lợi ích chính, công dụng và thông tin an toàn có liên quan.
Cây dược liệu – Cây Bạc Hà
- Tên khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày)
- Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
- Bộ phận làm thuốc: Bộ phận trên mặt đất
- Dạng thân: Thảo
Công dụng: Tinh dầu và menthol dùng trong trường hợp đau dây thần kinh, có tác dụng sát khuẩn mạnh. Dùng trong những bệnh ngoài da, tai mũi họng, ngứa.
Đối với trẻ em, tinh dầu và menthol bôi mũi hay cổ họng có thể gây ngừng thở và tim ngừng đập. Cây Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn in vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio cholerae. Các chất menthol và menthon ức chế sự vận động của đường tiêu hóa, làm giãn mao mạch. Trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, nghẹt mũi, ho, viêm họng sưng đau, đau bụng đi ngoài.
Tinh dầu và menthol có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau như khớp xương, thái dương khi nhức đầu. Nước hãm lá dùng điều trị bệnh thấp khớp và chứng ăn không tiêu. Tinh dầu đã loại menthol được dùng làm nước thơm súc miệng, kem đánh răng.
Cây dược liệu – Cây Bố Chính Sâm
- Tên khác: Nhân sâm Phú yên, Thổ hào sâm
- Họ: Bông (Malvaceae)
- Bộ phận làm thuốc: Rễ
- Dạng thân: Bụi nhỏ
Công dụng: Cây Bố chính sâm có tác dụng chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, ho, viêm họng, viêm phế quản, sốt nóng. Đối với phụ nữ thì có lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, khí hư. Cây cho hoa đẹp dùng để làm cảnh.
Cây tầm gửi cây dâu
Cây tầm gửi cây dâu hay còn gọi là tang ký sinh. Đây là loại cây dược liệu có vị ngọt đắng, tính bình, công dụng bổ can thận, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp, an thai, lợi sữa. Trong thành phần hóa học của cây có chứa transphytol, α-tocophenol, quinon, quercetin, avicularin, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, lợi tiểu, làm hạ huyết áp.
Cây Đinh Lăng
- Tên khác: Cây gỏi cá, nam dương sâm
- Họ: Nhân sâm (Araliaceae)
- Bộ phận làm thuốc: Rễ, thân, cành, lá.
- Dạng thân: Bụi
Công dụng: Đây là loại cây dược liệu dùng làm thuốc bổ làm tăng cân (thân và lá cũng có tác dụng này). Làm tăng hiệu quả điều trị của cloroquin trong bệnh sốt rét thực nghiệm trên động vật. Tăng co bóp tử cung và tăng tiết niệu. Tác dụng an thần và ít độc. Nước sắc đinh lăng có tác dụng đối kháng với trùng roi, trị lỵ amip cấp. Rễ làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, chữa ho ra máu, ho, đau tử cung, kiết lỵ, thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương. Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng.