Cây ăn trái thời nay được rất nhiều gia đình ưa chuộng, chính vì điều đó nên các nhà vườn, nghệ nhân đã sáng tạo cây ăn quả trồng chậu vừa cho trái vừa tạo cảnh để tăng giá trị kinh tế lẫn nghệ thuật. Cây ăn quả trồng chậu vừa mang nét đẹp độc đáo vừa thích hợp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Bên cạnh những ưu điểm dễ trồng, dễ sống, phát triển nhanh, thích nghi tốt với môi trường, hình dáng, thân cành dễ uốn nắn tạo cây bonsai,…Nhưng cũng gặp không ít khó khăn về môi trường ít đất hơn, hạn chế về diện tích do độ rộng và độ sâu của chậu, mất khả năng lan rộng của bộ rễ, đất trồng không đủ dinh dưỡng nên phải bón phân ngoài,… Hãy cùng Hoa Kiểng Đồng Tháp điểm qua một số loại cây ăn trái vừa cho trái vừa làm kiểng nhé!
1. CÂY TÁO
Cây táo được sử dụng nhiều để làm cây cảnh, cây ăn quả trồng chậu dạng bonsai. Thường được đặt trước sảnh, hành lang hoặc khuôn viên, ban công,… Tiện lợi hơn nữa khi quả táo có nhiều chất dinh dưỡng, giúp hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ tiểu đường, giảm tổn thương dạ dày, tốt cho tim mạch,…
Là loại cây thuộc họ Hoa Hồng, thân gỗ, cứng và chắc, cành lại dẻo nên dễ uốn nắn để tạo bonsai. Là cây ưa nắng và yêu cầu cao về phân bón, chất dinh dưỡng, thích nghi tốt khi trồng chậu, tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, tuổi thọ cao.
2. CÂY DÂU TÂY
Cây Dâu Tây là cây thân cỏ, hoa màu trắng và quả màu đỏ với các mắt như mắt dứa. Qủa ăn hơi chua pha lẫn chút ngọt, ăn rất thú vị và có vị thanh, rất giàu dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp vitamin C, bảo vệ mắt, giảm cholesterol,…
Đó là lí do mà nhiều người chọn trồng làm cây ăn quả trồng chậu để trang trí giúp cho không gian thêm mộng mơ và tươi mới, phong phú, cây thường được đặt ở bàn làm việc, ban công, cửa sổ,….
3. CÂY ĐÀO
Cây đào là một cây ăn quả trồng chậu có ý nghĩa phong thủy đem đến may mắn, tài lộc và phú quý cho gia đình. Thêm đặc điểm cây dễ trồng và sai quả, lại có tác dụng cải thiện sức khoẻ tim mạch, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa chất độc nicotine, tốt cho mắt,.. Còn được sử dụng để làm thức uống như trà đào, làm mứt,…
Nên được trồng trang trí cho khuôn viên của căn nhà. Tuy nhiên cây đào cần chăm sóc tỉ mỉ theo từng giai đoạn sinh trưởng thì mới có thể cho ra quả nhiều và giữ được thế cây đẹp.
4. CÂY QUÝT
Cây Quýt được ưa chuộng làm cây trồng trong chậu, vì lợi thế thân gỗ nhỡ, cành dẻo dai, dễ uốn nắn thành nhiều kiểu dáng khác nhau. Là cây ưa nắng, thích hợp với môi trường thoáng mát, thích hợp trồng để tạo cảnh quan cho căn nhà và cung cấp nhiều dinh dưỡng từ quả (vitamin C), hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,..
Nhưng cần chú ý đến sâu bệnh hại trên cây, cây quýt rất dễ bị nhiễm bệnh đặc biệt là vào mùa mưa, với nhiệt độ và độ ẩm thấp.
5. CÂY QUẤT
Cây Quất là cây khá quen thuộc với người dân Việt vào dịp tết nguyên đán, là cây không thể thiếu trong mỗi gia đình. Là cây ưa nắng, hoặc nửa bóng, sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, rễ không đâm sâu vì chủ yếu là rễ chùm nên được sử dụng trồng trong chậu.
Thường được trồng ở chính giữa nhà để trang trí dịp tết, hành lang hoặc trước nhà. Công dụng làm nước uống giải khát (trà tắc, dừa tắc,…), cung cấp vitamin C, A, B2, chất xơ, chữa ho do phong hàn, viêm họng,…
6. CÂY KHẾ
Cây khế là cây không những cho trái, mà còn được nhiều người chọn làm cây ăn quả trồng chậu để chơi cảnh, trang trí cho khuân viên. Thường được sử dụng làm cây bonsai vừa làm cây ăn quả giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, ngừa bệnh tim mạch, tốt cho thị lực,.. vừa làm cây cảnh trang trí cảnh khuôn viên cho căn nhà.
Thuộc dạng ưa bóng, cây càng bị ánh nắng gắt chiếu vào quả sẽ bị giảm bớt lượng đường, dẫn đến vị chua, không được ngon và giòn.
7. CÂY CHANH
Cây chanh là cây có nhiều công dụng, quả và lá tác dụng trong ẩm thực rất lớn, làm món ăn tạo vị chua. Quả chanh chứa nhiều vitamin C, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ thống miễn dịch, thải độc, giảm đau họng, làm nước giải khát,…
Cây chanh là cây ưa nắng, độ ẩm và độ PH trung bình đạt ngưỡng 5,5 đến 6 khả năng thích nghi tốt khi trồng chậu. Trồng trong chậu cảnh vừa có quả để phục vụ nhu cầu ẩm thực, sức khoẻ,… vừa mang lại nét đẹp cho khuôn viên xung quanh.
8. CÂY LỰU
Cây lựu là cây ưa nắng nên yêu cầu cao về ánh sáng và nước trong giai đoạn phát triển, yêu cầu phân bón và cắt tỉa gọn cành để cây có thể phát triển tốt, thân cành mảnh mai nên được sử dụng tạo bonsai, lá mỏng quả tạo hình như lồng đèn. Trồng trong các chậu cảnh đặt trước hành lang, nơi khuôn viên bàn trà, hoặc trong sân vườn, thậm chí trang trí trong nhà.
Cây lựu không những có tác dụng cho quả mà còn mang ý nghĩa về mặt sức khoẻ chống viêm mạnh, chống ung thư tuyến tiền liệt, chống ung thư vú, chống viêm khớp và đau khớp,…
9. CÂY ỔI
Cây ổi ngày xưa thường được trồng ở những vùng nông thôn, thị trấn nhỏ,… Nhưng ngày nay, với sự khéo léo và sáng tạo của con người nên đã được trồng và chăm sóc đến giai đoạn đơm hoa kết trái ngay tại ngôi nhà hay trên trên sân thượng của các gia đình ở khu vực đô thị.
Ổi là loại quả được nhiều người yêu thích không chỉ ngon mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh và làm đẹp vì trong ổi có vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, chống lão hóa, cải thiện các chức năng nội tiết, giảm cân…
10. CÂY THANH LONG
Cây Thanh Long là loại trái cây ngon, bổ và rẻ. Quả có tác dụng ngừa lão hóa, chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường, đẹp da, trị mụn trứng cá…
Tên gọi Thanh Long mang ý nghĩa cát tường, thịnh vượng, phú quý, sức khỏe và vận may cho gia đình nên vào dịp tết nguyên đán nhà nào cũng chưng loại trái này thậm chí nhiều gia đình còn ưa chuộng trồng trong chậu vừa thu hái được quả, vừa làm cây cảnh bonsai rất hiệu quả vừa thu được lợi nhuận cao.
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI HOA KIỂNG ĐỒNG THÁP